【alpha arbutin】Để sách thiếu nhi Việt tìm được chỗ đứng
Sách ngoại át sách nộiTại cuộc họp tổng kết của Hội Xuất bản VN hồi cuối năm 2017,ĐểsáchthiếunhiViệttìmđượcchỗđứalpha arbutin ông Nguyễn Minh Nhựt, Giám đốc NXB Trẻ, cho biết một số tác phẩm dành cho thiếu nhi của các tác giả tên tuổi trước kia như Tô Hoài, Phạm Hổ, Trần Hoài Dương... tái bản đều khó bán do nhu cầu đọc của trẻ em thời nay rất khác. Ông cũng cho biết hiện rất khan hiếm các tác giả Việt viết sách thiếu nhi.
tin liên quan
Hơi thở đương đại trong tác phẩm đoạt giải văn học thiếu nhi Nhiều đại diện xuất bản khác cũng thừa nhận vì khó khai thác bản thảo sách thiếu nhi Việt nên phần lớn đều mua bản quyền sách nước ngoài để dịch cho nhanh và có hình ảnh đẹp, bắt mắt, đáp ứng nhu cầu của trẻ em ngày nay.Ông Nhựt lo ngại: “Bây giờ chúng ta dịch sách thiếu nhi của nước ngoài và nói đó là sự tiến bộ của nhân loại. Còn sách gì sẽ dành cho trẻ em VN trong giai đoạn hiện tại? Những thế hệ lớn lên bằngTấm Cámsẽ khác những thế hệ lớn lên bằng Doraemon. Chúng ta không phản đối truyện tranh, truyện thiếu nhi của nước ngoài. Nhưng đâu là sách thiếu nhi Việt cho trẻ con Việt? Chính sách gì giúp người viết trong nước chú trọng đến sách thiếu nhi?”.Theo số liệu của NXB Kim Đồng (đơn vị chuyên làm sách thiếu nhi mạnh nhất nước ta) thì số bản sách bán tốt nhất trong năm 2017 chỉ dao động trong khoảng 2.000 - 7.000 bản/đầu sách. Số đầu sách thiếu nhi Việt do NXB Kim Đồng xuất bản trong năm 2017 chiếm 40% tổng số sách mới đã xuất bản trong năm (320/800 đầu sách).
Cái khó của sách thiếu nhi Việt hiện nay là thiếu bản thảo, thiếu tác giả viết
Ông Trần Đại Thắng,Giám đốc Công ty cổ phần văn hóa Đông A
Những nỗ lực tìm đầu vàoÔng Trần Đại Thắng, Giám đốc Công ty cổ phần văn hóa Đông A, nhận định: “Tiêu thụ sách thiếu nhi nói chung vẫn rất tốt. Cái khó của sách thiếu nhi Việt hiện nay là thiếu bản thảo, thiếu tác giả viết”.Nhà văn Trần Quốc Toàn đề nghị cần chú trọng khai thác bản thảo sách thiếu nhi từ nhiều nguồn: Chắt lọc từ các trường học, các cuộc thi mang tầm tỉnh, thành như Ước mơ hồng, tầm quốc gia như Cây bút tuổi hồng, từ nhật ký viết về con mình của các ông bố, bà mẹ. Chủ động đầu tư cho tác giả để có các bộ sách "lớn" kiểu như các bộ truyện tranh nhiều tập; mở các trại sáng tác văn học thiếu nhi kết hợp từ đầu vào như Hội Nhà văn VN và đầu ra là các công ty sách...
tin liên quan
Cần tăng cường bảo vệ quyền lợi người làm sách “Ngoài nội dung phải hay, phù hợp tâm lý và nhu cầu tiếp nhận của trẻ, cần hướng đến việc đầu tư vào mỹ thuật, công nghệ in ấn để sách trở nên bắt mắt, hấp dẫn hơn”, tác giả trẻ Văn Thành Lê nói. Đồng quan điểm này, họa sĩ Bích Khoa cũng cho rằng khâu thiết kế trình bày và cách tuyên truyền, tiếp cận độc giả thiếu nhi hiện nay là rất quan trọng.Nhà văn Trần Quốc Toàn cho biết cuốn sách Học tiếng Việt với các nhà văn qua trò chơi thám tử chữ (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội) do ông cùng các tiến sĩ văn học Lê Hồng Mai, Nguyễn Thị Quốc Minh thực hiện xuất bản vào quý 1/2018 sẽ áp dụng cách thức tiếp cận mới: đưa sách tới các sân trường, tác giả cùng chơi chữ với độc giả để tìm hiểu xem các em đang cần loại văn học nào.
Cần có chính sách từ phía nhà nướcÔng Nguyễn Minh Nhựt cho rằng việc ngành xuất bản thiếu định hướng riêng về sách thiếu nhi khiến các đơn vị xuất bản làm theo kiểu tự phát và cốt để đảm bảo doanh thu, chỉ tiêu lợi nhuận. Ông Nhựt đề nghị: “Hội Xuất bản VN cần có chính sách riêng với sách thiếu nhi, đặc biệt cần có định hướng cụ thể trong 5 năm tới và kế hoạch mỗi năm; kiến nghị với nhà nước về chính sách khuyến khích các đơn vị làm sách thiếu nhi, như áp dụng chính sách thuế ưu đãi, chính sách phát hành riêng cho dòng sách thiếu nhi”.